Hỏi & Đáp về vắc-xin ngừa virus corona ở người nhiễm HIV
お知らせ Ngày cập nhật: 5/12/2022
Hỏi & Đáp về vắc-xin ngừa virus corona ở người nhiễm HIV
[Lưu ý] Những thông tin sau đây là những hỏi đáp được thực hiện ở Nhật Bản, chỉ mang tính tham khảo, có thể không phù hợp với ngữ cảnh ở Việt Nam. Các Anh/chị cần cân nhắc và áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở của mình.
Nguồn: http://www.acc.ncgm.go.jp/news/20210317131915.html
LỜI NÓI ĐẦU
Chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến vắc-xin ngừa virus corona. Dựa trên thông tin có được tại thời điểm này, chúng tôi đã liệt kê và trả lời các câu hỏi thường gặp nhất. Ngoài ra, do tình hình dịch bệnh và sự nghiên cứu phát triển của vắc-xin và các phương pháp điều trị liên tục thay đổi nên bạn hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Q1: Vắc-xin ngừa virus corona có thể được tiêm cho người nhiễm HIV hay không?
A. Có thể.
Bị nhiễm HIV không có nghĩa là không thể tiêm vắc-xin ngừa virus corona. Nói chung, nếu hệ miễn dịch bị suy yếu, tác dụng của vắc xin có khả năng bị giảm. Nhưng, đến nay, chưa có khoa học chứng minh gì về hiệu quả và tính an toàn của vắc xin sẽ kém đi khi tiêm cho bệnh nhân HIV.
Qua thời gian dịch bệnh Covid-19 lâu dài và tích lũy các nghiên cứu ơ nước ngoại cho thấy, chúng tôi dần dần hiểu biết rằng bị nhiễm HIV có khả năng là một trong những nguyên nhân để triệu chứng bệnh Covid-19 trở nạn. Ngoài HIV, nếu bệnh nhân Covid-19 có các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh suy thận, các bệnh liên quan phỏi, cùng với bệnh Covid-19, thì tỉ lệ trở nạn cao hơn. Cho nên, Nhật Bản và các nơi khác xác định bệnh nhân HIV là đối tượng ưu tiên để tiêm vắc xin ngừa Covid-19.
Đến nay, chưa có thuốc ARV nào được công nhận có tác dụng với các triệu chứng của Covid-19, và đang uống thuốc ARV không có nghĩa là phòng chống được bệnh Covid-19. Nhưng, duy trị hệ miễn dích tốt cho mình có ích để phòng chống các loại bệnh truyền nhiễm, nên hãy đảm bảo uống thuốc ARV đầy đủ.
Tài liệu, thông tin tham khảo;
Cơ quan kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ: Interim Guidance for COVID-19 and Persons with HIV (https://clinicalinfo.hiv.gov/en/guidelines/covid-19-and-persons-hiv-interim-guidance/interim-guidance-covid-19-and-persons-hiv)
Q2: Vắc-xin ngừa virus corona có thể được tiêm cho người mắc bệnh máu khó đông hay không?
A. Có thể. Tuy nhiên, do việc tiêm chủng được thực hiện bằng cách tiêm bắp nên cần đề phòng nguy cơ chảy máu trong bắp.
Việc tiêm vắc-xin virus corona được thực hiện bằng cách tiêm bắp. Trường hợp có nguyện vọng tiêm vắc-xin, hãy đảm bảo bổ sung đầy đủ hoạt tính của các yếu tố đông kết theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị và sau khi tiêm hãy quan sát kỹ có thay đổi về tình trạng thể chất hay không, có bất thường nào ở vùng tiêm hay không. Về bổ sung chế phẩm có yếu tố đông kết, hãy xem và tham khảo “Q5: Nên bổ sung chế phẩm có yếu tố đông máu như thế nào khi tiêm bắp?”.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông có dị ứng với chế phẩm Extended half-life có chứa polyethylene glycol (PEG) (Adinobate®, Jibi®, Isparoct®, Refixia®, v.v.) nên có khả năng không được chấp nhận tiêm chủng. Hãy trao đổi thêm với bác sĩ điều trị và tham khảo thêm “Q6: Trường hợp nào không thể tiêm vắc-xin ngừa virus corona?”.
Người có gia đình (mẹ, chị gái và em gái) có người mắc bệnh máu khó đông (người mang gen bệnh ước tính / người đã xác nhận) sẽ có xu hướng chảy máu rõ rệt. Trường hợp có bất kỳ triệu chứng nào như chảy máu khó cầm trước đây, vui lòng tham khảo ý kiến của cơ sở y tế.
Q3: Sự khác biệt giữa tiêm bắp và tiêm dưới da là gì? (Cách tiêm có giống với tiêm phòng cúm mùa hay không?)
A. Tiêm bắp và tiêm dưới da khác nhau ở vị trí của mô tiêm thuốc. Tiêm bắp được thực hiện sao cho thuốc chuyển tới các mô cơ nằm sâu hơn mô dưới da.
Nhiều loại vắc-xin được cho là có khả năng tạo phản ứng miễn dịch cao hơn khi tiêm bắp so với tiêm dưới da. Ngoài ra, trong vắc xin có chứa các chất gây kích thích mạnh gọi là chất bổ trợ để tăng cường hiệu quả của vắc-xin. Trong trường hợp này thì tiêm bắp có ưu điểm là ít phản ứng phụ tại chỗ hơn so với tiêm dưới da. Ở Nhật Bản, nhiều loại vắc-xin, bao gồm cả cúm mùa được tiêm dưới da, nhưng ở nước ngoài, vắc-xin về cơ bản được tiêm bắp.
Tuy nhiên, đối với những người có xu hướng chảy máu như bệnh máu khó đông thì cần đặc biệt cân nhắc vì tiêm bắp có thể gây biến chứng chảy máu. Nên bổ sung đủ hoạt tính của các chất đông máu và sử dụng kim loại nhỏ nhất có thể (25-27G), ép chặt vùng tiêm trong ít nhất 10 phút. Không được xoa bóp vùng tiêm. Hơn nữa, sau khi tiêm hiện tượng chảy máu vẫn có thể tiếp tục và có thể xuất hiện tụ máu, hãy tự quan sát vị trí tiêm và hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức nếu bạn cảm thấy bất thường. Theo thông báo từ Hiệp hội Huyết khối và Cầm máu Nhật Bản, Hiệp hội Huyết học Nhật Bản nhằm làm co các mạch máu xung quanh vết tiêm và giảm lượng máu chảy ra, chườm lạnh bằng túi đá trong 5-10 phút trước và sau khi tiêm, hoặc nếu bạn không thể sử dụng cánh tay thuận của mình, việc tự tiêm sẽ bị cản trở. Nếu tay thuận không thể sử dụng sẽ gây ảnh hưởng tới việc tiêm của bản thân, do đó khi tính tới trường hợp chảy máu thì nên tiêm ở tay không thuận.
Tham khảo “Q4: Nên bổ sung chế phẩm có yếu tố đông máu như thế nào khi tiêm bắp?”.
Q4: Nên bổ sung chế phẩm có chất đông máu như thế nào khi tiêm bắp?
A. Bổ sung các chế phẩm theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Quan sát kỹ chỗ tiêm sau khi tiêm.
Theo hướng dẫn của Liên đoàn bệnh ưa chảy máu Thế giới, những bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông nặng hoặc trung bình nên được bổ sung các chế phẩm có yếu tố VIII hoặc yếu tố IX khi tiêm vắc-xin virus corona. Tương tự, những người mắc bệnh von Willebrand nên sử dụng thuốc hay các chế phẩm có chứa thành phần VWF để cầm máu.
Theo hướng dẫn, không cần xử lý cầm máu ngăn ngừa khi hoạt tính của yếu tố VIII hoặc yếu tố IX từ 10% trở lên, và lượng chế phẩm có yếu tố đông máu cần thiết tối thiểu là 10%. Tuy nhiên, hoạt tính của yếu tố đông máu giảm dần ngay sau khi sử dụng chế phẩm yếu tố đông máu, tốc độ giảm thay đổi tùy thuộc vào chế phẩm và người sử dụng.Hoạt tính của yếu tố đông máu cơ bản thay đổi tùy thuộc vào lượng sử dụng và tần suất của chế phẩm yếu tố đông máu đối với mỗi bệnh nhân. Vì vậy, phải tham vấn ý kiến bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cụ thể cách sử dụng chế phẩm yếu tố đông máu.
Tham khảo “Q3: Sự khác biệt giữa tiêm bắp và tiêm dưới da là gì? (Cách tiêm có giống với tiêm phòng cúm mùa hay không?”.
Q5: Trường hợp nào không thể tiêm vắc-xin ngừa virus corona?
A. Thông tin chi tiết được đăng tải ở mục “Hỏi đáp vắc-xin virus corona” của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản trên website:
https://www.cov19-vaccine.mhlw.go.jp/qa/
Những trường hợp sau không thể tiêm vắc-xin: (1) những người bị sốt rõ ràng (thường là 37,5°C trở lên), (2) những người bị bệnh cấp tính nghiêm trọng, (3) những người có tiền sử mẫn cảm nghiêm trọng như phản vệ với các thành phần vắc-xin. Nếu thuộc các trường hợp trên, vui lòng tham vấn với bác sĩ điều trị liệu có thể tiêm ngừa hay không.
Tham khảo thêm “Q6: Tác dụng phụ của vắc-xin là gì? Cần chú ý tới những triệu chứng nào sau khi tiêm?”
Q6: Phản ứng phụ của vắc-xin là gì? Cần chú ý tới những triệu chứng nào sau khi tiêm?
A. Các phản ứng phụ của vắc xin sau khi tiêm có thể bao gồm đau vùng tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ và khớp, ớn lạnh, tiêu chảy, sốt... Một số trường hợp hiếm hoi, xảy ra sốc phản vệ.
Thông tin về các phản ứng phụ của vắc-xin virus corona có thể được cập nhật theo thời gian khi các thử nghiệm lâm sàng tiến triển và việc tiêm chủng trở nên phổ biến hơn ở các Quốc gia. Thông tin chi tiết được đăng tải và lúc nào cũng có thể kiểm tra tại mục “Hỏi đáp vắc-xin virus corona” của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản.
Theo mục Hỏi đáp đăng trên, khi tiêm vắc-xin virus corona dự định cung cấp cho Nhật Bản sẽ có phản ứng phụ như đau vùng tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ và khớp, ớn lạnh, tiêu chảy, sốt... Hầu hết các triệu chứng hồi phục trong vòng vài ngày sau khi tiêm chủng, nhưng có trường hợp xảy ra sốc phản vệ mặc dù rất hiếm (dị ứng phát sinh trong thời gian ngắn) đã được báo cáo. Trường hợp xảy ra sốc phản vệ, cần phải tiến hành điều trị ngay lập tức. Khoảng 30 phút sau khi tiêm, cần đề phòng những thay đổi đột ngột về thể trạng (sốt, nóng, mẩn đỏ, mẩn ngứa, khó thở, sưng mặt và lưỡi, buồn nôn).
Bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông có dị ứng với chế phẩm Extended half-life có chứa polyethylene glycol (PEG) (Adinobate®, Jibi®, Isparoct®, Refixia®, v.v.) có khả năng không được chấp nhận tiêm chủng. Hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ điều trị liệu mình có thể tiêm ngừa được hay không. Báo cáo về dị ứng với các chế phẩm này khá hiếm, do đó không cần lo ngại về dị ứng và thay đổi chế phẩm
Những người dị ứng nặng với chất Polysolvate giống với PEG hay PEG 4/5 thì không nên tiêm ngừa virus. PEG thường được sử dụng để hòa tan thuốc nhuận tràng và thuốc để kiểm tra đại trực tràng, Polysolvate ngoài sử dụng cho dược phẩm, còn được sử dụng trong các loại thực phẩm và mỹ phẩm khác nhau như một chất nhũ hóa.
Tham khảo “Q5: Trường hợp nào không thể tiêm vắc-xin ngừa virus corona?”
Trường hợp sức khỏe bị tổn hại (bị ốm hoặc tàn tật) do tiêm chủng, sẽ có chế độ cứu trợ dựa trên Luật Tiêm chủng. Đối với việc chủng ngừa vắc-xin corona mới, nếu có nguy hiểm cho sức khỏe, bạn có thể nhận được khoản cứu trợ dựa trên Luật Tiêm chủng ngay cả đối với tiêm vắc-xin virus corona.
Q7: Có phải bắt buộc tiêm vắc-xin ngừa virus corona hay không?
A. Tiêm chủng không bắt buộc. Nếu không có sự đồng ý của đối tượng tiêm, tiêm chủng sẽ không được thực hiện.
Nhà nước khuyến khích tiêm vắc-xin virus corona nhưng việc tiêm chủng không bắt buộc. Người được tiêm sau khi hiểu rõ hiệu quả của việc tiêm chủng trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm và nguy cơ phản ứng phụ sẽ được tiêm dựa trên quyết định của bản thân. Vắc-xin được sử dụng đã được xác nhận là có hiệu quả, an toàn và đã được các cơ quan quản lý phê duyệt nhưng tác dụng và hiệu quả của miễn dịch cộng đồng vẫn chưa được biết và có thể mất một thời gian trước khi đánh giá được hoàn thiện.
Q8: : Quy trình tiêm vắc-xin ngừa virus corona được thực hiện như thế nào?
A. Việc tiêm chủng vắc-xin ngừa virus corona sẽ chuẩn bị chủ yếu tại địa phương cư trú theo chính sách do Nhà nước đề ra và sẽ được thực hiện tại các cơ sở y tế địa phương và địa điểm tiêm chủng.
Việc tiêm vắc-xin ngừa virus corona được thực hiện bởi Nhà nước và chính quyền địa phương. Thông tin sẽ được cập nhật theo thời gian. Vì vậy, bạn hãy nhớ kiểm tra các thông báo từ chính quyền địa phương nơi bạn sinh sống.
“Thông báo về tiêm ngừa virus corona” của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi được đăng trên website hướng dẫn quy trình như sau:
Thủ tục tiêm chủng (Trích “Thông báo về việc tiêm ngừa virus corona”) bao gồm:
・Trước thời điểm tiêm chủng, “Phiếu tiêm chủng” và “Thông báo tiêm ngừa virus corona” sẽ được gửi đến từ chính quyền địa phương.
・Lựa chọn cơ sở y tế và địa điểm tiêm vắc-xin.
・Khi đi tiêm, hãy mang theo “Phiếu tiêm chủng” và “Giấy tờ tùy thân (bằng lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, …)”.
・Nhân viên y tế sẽ được thông báo về việc tiêm chủng thông qua nơi làm việc sớm hơn so với người dân. Vui lòng không sử dụng “Phiếu tiêm chủng” do chính quyền địa phương gửi đến.
・Chi phí tiêm chủng sẽ được Nhà nước chi trả hoàn toàn (miễn phí). Khi “Phiếu tiêm chủng” được gửi đến, trước tiên hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ điều trị. Nên tiêm vắc-xin tại nơi bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Tham khảo “Q10 : Do không muốn người khác biết tôi bị bệnh, nên tôi có thể tiêm phòng tại cơ sở y tế được không?”
Q9 : Do không muốn người khác biết tôi bị bệnh, nên tôi có thể tiêm phòng tại cơ sở y tế được không?
A. Có nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tiêm chủng. Tuy nhiên, không phải cơ sở y tế nào cũng có thể tiêm được.
Theo nguyên tắc chung, việc tiêm chủng được thực hiện dựa trên hướng dẫn của chính quyền địa phương cấp giấy chứng nhận cư trú nhưng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi chỉ ra rằng những người sau đây có thể được tiêm theo cách khác.
1. Những người đang nằm viện hoặc đang điều trị tại các cơ sở y tế ngoài địa phương đăng ký cư trú sẽ được tiêm chủng tại cơ sở y tế đó.
2.Người được tiêm chủng tại một cơ sở y tế đang được điều trị cho các bệnh lí có từ trước.
3.Những người cần tiêm phòng tại một cơ sở y tế có uy tín theo quyết định của bác sĩ vì nguy cơ xảy ra phản ứng phụ cao.
4. Người được tiêm chủng tại các địa điểm tiêm chủng quy mô lớn do chính quyền cấp Quốc gia và tỉnh thành lập.
5.Những người được tiêm chủng theo đơn vị nghề nghiệp (công ty, trường đại học...).
Bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông thuộc nhóm 2 hoặc 3. Tuy nhiên, một số cơ sở y tế có thể không được phép tiêm chủng. Khi bạn nhận được “Phiếu tiêm chủng”, vui lòng liên hệ trực tiếp với bác sĩ điều trị.
Q10: Gia đình đang sống chung thì làm như thế nào?
A. Tiêm vắc xin theo phương pháp chỉ định của bác sĩ điều trị hoặc địa phương.
Bất kể bạn sống với người bệnh hay có gia đình, trình tự và phương pháp tiêm sẽ tuân theo chính sách Quốc gia. Khi nhận được “Phiếu tiêm chủng” và “Thông báo về việc tiêm ngừa Corona” từ chính quyền, vui lòng tiêm theo hướng dẫn được chỉ định.
Q11: Tôi có thể trao đổi với ai về vấn đề tiêm vắc-xin ngừa virus corona?
A. Trao đổi với bác sĩ điều trị.
Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị, tiến hành tiêm sau khi hiểu rõ mục đích và rủi ro của việc tiêm chủng. Đặc biệt, những người mắc bệnh máu khó đông cần được tiêm phòng sau khi đã bổ sung đủ các chế phẩm có yếu tố đông máu theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Văn phòng Y tế Cứu trợ của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Điều trị AIDS thực hiện nhiều cuộc tư vấn khác nhau cho những người nhiễm HIV, nhiễm ma túy trên toàn quốc. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào, chẳng hạn như không thể tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị, vui lòng liên hệ với chúng tôi.